Gần đây, một vài người bạn của chúng tôi cũng gặp tình huống tương tự với định dạng file PDF. Thay vì mở file PDF trên ứng dụng họ yêu thích, bây giờ file PDF lại được mở trên một ứng dụng khác. Điều tồi tệ là, một vài file thậm chí không thể mở.
Bạn sẽ làm gì khi rơi vào hình huống như thế? Giải pháp rất đơn giản. Bạn chỉ việc chọn lại trình mở file PDF mặc định trên điện thoại. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện.
Cách mở file PDF trên các ứng dụng đọc file PDF khác nhau
Để thay đổi trình xem PDF mặc định, trước tiên, bạn cần xác định ứng dụng đã chiếm quyền điều khiển các file PDF. Sau đó bạn cần xóa quyền mở file mặc định của nó. Hoàn tất thao tác này, Android sẽ yêu cầu bạn chọn lại ứng dụng mặc định. Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết.
Lưu ý: Tên và vị trí các cài đặt có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
1. Tìm ứng dụng chiếm quyền mở file PDF
Để thực hiện, bạn mở file PDF bất kỳ. Sau đó, bạn truy cập màn hình Recent apps (Ứng dụng gần đây) để xem tất các các ứng dụng đang mở bằng cách bấm phím đa nhiệm trên Android. Tại màn hình Recent apps, bạn hãy lưu ý tên của ứng dụng đang mở file PDF.
![]() |
2. Xóa quyền mở file mặc định của ứng dụng
Bây giờ bạn đã biết ứng dụng nào đang chiếm quyền mở file PDF mặc định, giờ là lúc bạn thu hồi quyền mở file PDF của nó. Bạn có hai cách để thực hiện việc này.
Cách 1: Xóa quyền mở file mặc định từ màn hình Recent apps
Bước 1: Mở màn hình Recent apps bằng cách bấm phím đa nhiệm trên smartphone Android. Sau đó, bạn bấm và giữ lên biểu tượng của ứng dụng đang mở file PDF. Chọn tùy chọn App info (Thông tin ứng dụng).
![]() |
Bước 2: Ở màn hình App info (Thông tin ứng dụng), bạn bấm nút Advance (Nâng cao) và sau đó chọn Open by default (Mở mặc định).
![]() |
Bước 3: Bấm nút Clear defaults (Xóa mặc định).
![]() |
Cách 2: Xóa quyền mở file mặc định từ Settings
Nếu bạn không thấy nút App info, dưới đây là một cách khác để thu hồi quyền mở file mặc định.
Bước 1: Truy cập vào Settings (Cài đặt) của điện thoại, và chọn App & notifications (Ứng dụng và thông báo) / Installed apps (Ứng dụng đã cài đặt) / App manager (Quản lý ứng dụng) tùy thuộc vào tùy chọn có sẵn trên điện thoại bạn đang sử dụng.
![]() |
Bước 2: Chọn ứng dụng đang chiếm quyền mở file PDF.
![]() |
Bước 3: Bấm nút Clear defaults (Xóa mặc định) nếu có. Trường hợp bạn không thấy nút này, bạn hãy chọn Open by default (Mở mặc định), sau đó bấm nút Clear defaults (Xóa mặc định).
![]() |
3. Chọn lại trình mở file PDF mặc định
Sau khi bạn xóa ứng dụng mở file PDF mặc định, Android sẽ yêu cầu bạn chọn lại ứng dụng mặc định khi bạn mở file PDF bất kỳ. Hãy chọn ứng dụng bạn thích và bấm nút Always.
![]() |
Các lỗi thường gặp và cách xử lý
Lỗi 1: Không thể xác định tên của ứng dụng đang chiếm quyền mở file PDF
Một vài dòng điện thoại chỉ hiển thị biểu tượng của ứng dụng và không hiển thị tên của nó trên màn hình Recent apps. Để tìm tên của ứng dụng, bạn nhấn và giữ lên biểu tượng của nó trên màn hình Recent apps. Tên ứng dụng sẽ xuất hiện. Trong trường hợp, tên ứng dụng vẫn không hiện ra, bạn cần phải xác định tên ứng dụng dựa trên biểu tượng của nó, và làm theo các bước hướng dẫn ở trên để thu hồi quyền mở file mặc định.
![]() |
Nếu bạn vẫn không thể xác định tên của ứng dụng dựa trên biểu tượng, đừng lo. Nhiều khả năng một trong những ứng dụng bạn vừa tải về gần đây là nguyên nhân của vấn đề. Thông thường, các trình duyệt như UC Browser được tải về và cài đặt khi bạn vô tình bấm lên quảng cáo ở đâu đó. Những trình duyệt dạng này có tích hợp sẵn trình đọc PDF và nó có thể là ứng dụng đang chiếm quyền đọc file PDF.
Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra xem gần đây mình có tải về những ứng dụng như vậy hay không. Sau đó xóa quyền mở file mặc định như các bước hướng dẫn ở trên.
Lỗi 2: Tính năng Clear defaults không hoạt động
Đôi khi, tính năng Clear defaults không thể đặt lại quyền mở file PDF mặc định. Lỗi này thường xảy ra với trình đọc file PDF của Google Drive. Gặp phải trường hợp này, bạn phải vô hiệu hóa (disable) hoặc gỡ cài đặt (uninstall) ứng dụng đang chiếm quyền mở file PDF. Sau đó, bạn mở file PDF bất kỳ, và Android sẽ yêu cầu bạn chọn trình đọc PDF mặc định. Hãy chọn ứng dụng bạn muốn từ danh sách. Sau đó kích hoạt lại (enable) hoặc cài đặt lại ứng dụng bạn đã vô hiệu hóa hoặc gỡ cài đặt.
Để vô hiệu hóa hoặc gỡ cài đặt một ứng dụng, bạn vào Settings (Cài đặt) > Apps and notifications (Ứng dụng và thông báo) / Installed apps (Ứng dụng đã cài đặt). Chọn ứng dụng bạn muốn vô hiệu hóa hoặc gỡ cài dặt. Sau đó nhấn nút Disable hoặc Unsintall.
![]() |
Gợi ý một số trình đọc file PDF cho Android
Nếu bạn chưa tìm được ứng dụng đọc PDF ưng ý, sau đây là một vài tùy chọn cho bạn tham khảo.
1. Adobe Acrobat Reader
Bạn chắc hẳn đã quen thuộc với Adobe Reader trên PC. Nó là ứng dụng đọc PDF phổ biến nhất cung cấp các tính năng bổ sung như ghi chú, làm việc cộng tác, tạo biểu mẫu, in tài liệu từ ứng dụng, và nhiều hơn thế nữa. Ứng dụng miễn phí và không có quảng cáo.
2. Xodo PDF Reader & Editor
Một ứng dụng miễn phí và không có quảng cáo khác là Xodo PDF Reader. Nó có các tính năng tương tự Adobe Reader cùng với chế độ ban đêm (night mode). Bạn cũng có thể tạo file PDF từ ảnh của mình bằng ứng dụng này.
3. Moon+ Reader
Với Moon+ Reader, bạn có thể đọc rất nhiều định dạng tài liệu khác nhau đặc biệt là các định dạng ebook như EPUB, MOBI... Ứng dụng cung cấp nhiều mẫu giao diện khác nhau, chế độ xem nhiều trang cùng lúc, và chế độ cuộn trang tự động cùng với hàng loạt tính năng khác.
Thay đổi các ứng dụng mặc định khác
Trên đây là hướng dẫn đổi trình mở file PDF mặc định trên điện thoại Android. Bạn có thể áp dụng phương pháp tương tự để thay đổi các ứng dụng mặc định khác. Đối với trình duyệt, launcher, điện thoại, và SMS, smartphone Android có sẵn các cài đặt chuyên dụng cho phép bạn thay đổi ứng dụng mặc định trong Settings (Cài đặt) > Apps (Ứng dụng) > Default apps (Ứng dụng mặc định). Hi vọng Google sẽ bổ sung cài đặt chuyên dụng tương tự cho định dạng file PDF trong tương lai.
Ca Tiếu (theo Guiding Tech)
Trước đây, nếu muốn xóa mật khẩu bảo vệ file PDF trên iPhone hay iPad bạn phải nhờ đến ứng dụng thứ ba. Tuy nhiên, giờ đây nhờ vào một thủ thuật mới trên iOS, bạn không còn cần đến chúng nữa.
" alt=""/>Cách thay đổi ứng dụng mở file PDF mặc định trên AndroidTheo ghi nhận tại buổi làm việc ngày 18/12/2019, đại diện cho những người khuyết tật thị lực, ông Phạm Viết Thu - Chủ tịch Hội người mù Việt Nam (Hội) cho biết:
“Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 9.000 người khiếm thị biết sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh, trong đó có 7.000 người biết sử dụng thành thạo. Công nghệ thông tin là phương tiện hết sức hữu hiệu giúp người mù sinh hoạt, học tập, làm việc thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong đó có thể kể đến như phần mềm hỗ trợ tiếng nói đã trở thành một công cụ hữu ích giúp họ có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác, học tập và đời sống”.
![]() |
Ông Phạm Viết Thu - Chủ tịch Hội người mù Việt Nam chia sẻ trong buổi gặp |
Trong thời đại 4.0, Hội cũng mong muốn có thêm nhiều công cụ hỗ trợ người mù để họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những công nghệ mới, tham gia vào các công việc mới mà công nghệ số tạo ra nhằm phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, cải thiện cuộc sống, được hòa nhập tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội như những người bình thường.
“Ngành CNTT phát triển cũng đã tạo ra nhiều nghề mới trong xã hội, và dán nhãn dữ liệu cũng là một nghề mới được xuất hiện khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở nên phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Để dạy cho các hệ thống AI khả năng tự học và đưa ra các suy đoán, các doanh nghiệp làm về AI sẽ cần những dữ liệu đã được con người xử lý, dán nhãn để huấn luyện các hệ thống AI của họ. Công việc dán nhãn dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp trong công đoạn xây dựng dữ liệu mẫu. Đồng thời, dán nhãn bằng âm thanh cũng sẽ là một nghề phù hợp và có thu nhập tốt đối với người khuyết tật thị lực, bởi người mù nghe nhiều hơn nên đa số thính giác của họ tinh nhạy hơn so với người bình thường” - ông Trần Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam cũng chia sẻ thêm.
![]() |
Bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam đang sử dụng máy tính để giới thiệu về Hội. |
Thực hiện Quyết định số 2309/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam đã phối hợp với Hội người mù Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ InfoRe Technology, HMD Technology cùng các chuyên gia nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tiến hành xây dựng công cụ phần mềm hỗ trợ người khiếm thị kiếm sống bằng công nghệ dán nhãn thông tin với mục tiêu giúp người khiếm thị được tiếp cận nhiều hơn với những công nghệ mới, tham gia vào các công việc mới mà công nghệ số tạo ra nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, cải thiện cuộc sống, hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội như những người bình thường.
Để tiếp cận với nghề mới này, người khiếm thị sẽ được đào tạo qua kho dữ liệu mẫu, được huấn luyện và có các bài kiểm tra để đánh giá năng lực. Sau khi đạt tiêu chuẩn để tham gia công việc dán nhãn dữ liệu bằng âm thanh, người khiếm thị sẽ đăng nhập vào hệ thống phần mềm và tham gia vào công việc dán nhãn bằng cách chọn cho mình một hoặc nhiều công việc trên bảng danh sách công việc. Hệ thống tự động của phần mềm sẽ căn cứ vào thời gian làm việc, tần suất làm việc, lượng dữ liệu được dán nhãn và lượng dữ liệu được dán nhãn đúng để đưa ra đánh giá khả năng của người thực hiện, từ đó lấy căn cứ để trả lương.
![]() |
Bà Đỗ Thị Chiến, Giáo viên Trung tâm đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù đang thực hiện các thao tác trong dán nhãn dữ liệu |
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, lan rộng tới trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại, thời điểm này chính là một thách thức rất lớn cho những người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng, bởi họ là những người dễ bị tổn thương về mọi mặt nhưng đồng thời cũng là cơ hội để họ phát huy khả năng của mình thông qua ứng dụng Công nghệ thông tin.
Dựa trên ứng dụng ResApp Health của Úc - một ứng dụng điện thoại sử dụng tiếng thở để phát hiện bệnh liên quan đến đường hô hấp và dự án Breathe For Science của trường đại học New York - thu thập các tiếng thở để nghiên cứu mối liên kết giữa tiếng thở và các bệnh đường hô hấp, nhóm nghiên cứu tiếp tục hợp tác cùng các chuyên gia y tế nghiên cứu để xây dựng một mô hình thử nghiệm giúp chẩn đoán bệnh đường thở thông qua tiếng thở của mọi người dựa trên hệ thống dán nhãn dữ liệu sẵn có. Vì vậy, sự tham gia của người khiếm thị, với thính giác tinh nhạy của họ, có thể trở nên quý giá vào thời điểm này để góp sức cùng các chuyên gia y tế và công nghệ nghiên cứu thử nghiệm mô hình chẩn đoán, sàng lọc, phân loại bệnh đường hô hấp, đặc biệt khi chúng ta không có đủ các bộ test cho tất cả mọi người. Kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo, dự án thử nghiệm sẽ phân loại ban đầu những người có dấu hiệu về bệnh đường thở dựa trên việc phân tích tiếng hơi thở của họ, hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Theo bà Đinh Việt Anh - Phó chủ tịch Hội người mù Việt Nam thì “đây là một dự án mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, giúp người khiếm thị phát huy khả năng, vươn lên tham gia bình đẳng vào đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời, đóng góp vào những hoạt động ý nghĩa vì lợi ích chung của cộng đồng. Bên cạnh sự nỗ lực của Nhà nước và của cá nhân người khiếm thị, dự án rất cần nhận được sự chung tay của cả cộng đồng xã hội, các tổ chức và doanh nghiệp”.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, nhưng người khiếm thị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp để thể hiện khả năng, nghị lực của mình, tự nuôi sống bản thân và đóng góp một phần xây dựng đất nước. Vì vậy, dự án luôn cần sự chung tay của cộng đồng, của các tổ chức có dữ liệu về âm thanh, các doanh nghiệp làm về trí tuệ nhân tạo, các nhà tài trợ, …, đặc biệt là từ những đơn hàng dán nhãn dữ liệu âm thanh của các công ty công nghệ hàng đầu ở trong nước và quốc tế để giúp người khiếm thị có việc làm ổn định, an toàn và ít ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhân dịp kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2020), chúng ta hãy cùng nhau góp phần làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng đối với người mù nói riêng và người khuyết tật nói chung và cùng chia sẻ để lan tỏa thông điệp đẩy lùi COVD-19 bằng hành động “gửi dữ liệu hơi thở của mình và người thân” thông qua hướng dẫn tại đường link: inlab.nisci.gov.vn/upload hoặc gửi thông tin về địa chỉ email: [email protected] để được hướng dẫn chi tiết.
Dự án Inlab được thực hiện bởi Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam phối hợp Hội người mù Việt Nam, InfoRe Technology, HMD Technology, các chuyên gia công nghệ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, chuyên gia y tế nghiên cứu về các bệnh hô hấp, các cộng tác viên đang học tập, nghiên cứu trong nước và quốc tế." alt=""/>Dán nhãn dữ liệu: Tạo việc làm mới cho người khiếm thị và góp sức đẩy lùi dịch CovidMới hết lớp 1, trẻ đã dậy thì
Vừa kết thúc kì nghỉ hè lớp 1, chị T. (32 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) hốt hoảng thấy con bị chảy máu vùng kín. Chị cho con đi kiểm tra ngay thì ngỡ ngàng với kết quả: Cháu không bị xâm hại tình dục, màng trinh còn nguyên, chỉ là đã chính thức … dậy thì vì đó là máu sản sinh từ chu kì ‘nguyệt san’ đầu tiên. Con gái chị được kết luận là dậy thì sớm.
![]() |
Trẻ đang có xu hướng dậy thì sớm. Ảnh minh họa. |
Chị T. cho biết kể từ thời điểm đó, cả gia đình đảo lộn hoàn toàn. Bản thân cháu bé chưa hiểu gì về việc này nên rất lo sợ, hoang mang. Con chưa tan học nhưng bố đã phải đứng ở cổng trường để đưa về nhà, tránh việc bị trêu ghẹo. Bản thân cháu bé cũng rất mặc cảm, tự ti vì cho là mình ‘không bình thường’.
Từ khi dậy thì, cháu bé sống khép, ít nói và học hành sa sút thấy rõ. Gia đình phải trò chuyện riêng với giáo viên chủ nhiệm để đưa cháu vào diện “giám sát đặc biệt”.
Theo tìm hiểu, con gái chị T. không phổng phao như nhiều bé gái dậy thì sớm. Thậm chí có thể nói độ lớn của cơ thể cháu chỉ trên mức trung bình so với trẻ gái lớp 1-2 (cao gần 110cm, nặng 26kg). Đó cũng là lý do khiến chị T. không hiểu tại sao con mình dậy thì sớm.
“Tôi cho cháu ăn uống khá cẩn thận và có chọn lọc vì có đọc nhiều thông tin cảnh báo trẻ dậy thì sớm. Tôi hỏi nhưng bác sỹ nói dậy thì sớm có nhiều nguyên nhân” - chị T. nói.
Trường hợp như con chị T. không phải là hiếm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, dậy thì xuất hiện ngày càng sớm hơn (đặc biệt là ở các bé gái) ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu công bố năm 2011 của Mỹ cho thấy: 15% bé gái tại quốc gia này bước vào giai đoạn dậy thì khi lên 7 tuổi.
Hãy cho con tập thể dục
Theo BS Trần Thu Thủy - Bệnh viện Nhi Trung ương - phần lớn các trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp.
Ở các bé gái trên 6 tuổi, những nguyên nhân kể trên thường rất hiếm gặp nhưng vẫn cần được bác sĩ cân nhắc. Một nguyên nhân khác cần được chú ý là gia tăng lượng estrogen đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, đồ nhựa, …
BS Trần Thu Thủy cho biết dậy thì sớm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu trì hoãn để dậy thì xảy ra đúng thời điểm thì các hệ cơ quan sẽ sẵn sàng để có thể phối hợp nhịp nhàng.
![]() |
Chế độ tập luyệnnghiêm túc hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất trong làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở các bé gái. Ảnh minh họa. |
Chế độ tập luyện nghiêm túc hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất trong làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở các bé gái. Trên thực tế, các nữ vận động viên điền kinh trẻ tuổi đôi khi chỉ bắt đầu dậy thì sau khi giảm chế độ luyện tập, hoặc tăng lượng mỡ cơ thể lên mức 16%.
Ngoài ra, các bé gái thừa cân cần phấn đấu đạt trọng lượng cơ thể chuẩn thông qua chế độ ăn với hàm lượng calo lành mạnh. Chế độ ăn hợp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giảm cân.
Điều đặc biệt là cần hạn chế ảnh hưởng của estrogen (hoóc môn giới tính) ngoại lai lên cơ thể trẻ.
Đồ nhựa chứa hóa chất có tác dụng giống hoóc môn kích thích tăng trưởng Kết quả phân tích hơn 20 loại bình sữa trẻ em của các thương hiệu nổi tiếng và hơn 450 loại hộp đựng thực phẩm, đồ uống tại Mỹ mới đây cho thấy, hầu hết các vật dụng này đều chứa hóa chất có tác dụng giống như estrogen. Trong số các sản phẩm trên có cả những loại không chứa BPA (Bisphenol A). BPA và các hóa chất nói trên hoạt động giống như estrogen trong cơ thể, bám vào các cảm thụ thể nhận dạng hoóc môn này ở một số hệ cơ quan, trong đó có hệ sinh dục và có thể dẫn tới dậy thì sớm. |
Estrogen có thể tìm thấy trong thực phẩm như thịt, sữa (nếu người chăn nuôi sử dụng hoóc môn kích thích tăng trưởng), thuốc trừ sâu.
Estrogen cũng liên quan chặt chẽ tới các vật dụng làm từ chất dẻo (chai đựng nước, đồ đựng thức ăn, đồ chơi) … Mỗi lần uống một ngụm nước từ chiếc chai nhựa, ăn thức ăn được hâm nóng trong hộp nhựa, trẻ lại đưa vào cơ thể những hóa chất độc hại kích thích tổng hợp estrogen.
Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu quercitin cũng góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của estrogen ngoại lai.
Quercitin có nhiều trong các loại quả họ cam chanh bưởi, táo, nho đỏ, hành tây đỏ, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh, trà xanh và trà đen…
Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là các khối u thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân thực thể, cha mẹ có thể chọn giải pháp điều trị cho con bằng các thuốc giảm hàm lượng hoóc môn giới tính theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ dậy thì trước 8 tuổi cần được đánh giá cẩn thận: - Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện hàm lượng hoóc môn bất thường. - Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm. - Chụp X-quang cổ tay giúp xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh quá so với tuổi thực, ví dụ đứa trẻ lên 7 mà tuổi xương lại tương đương với trẻ 12 tuổi thì nhiều nguy cơ trẻ không đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành. |
Hoài An
Samsung 'ém' chính sách bồi thường nhân viên ung thư" alt=""/>Trẻ học lớp 2 đã dậy thì